Tìm kiếm
 
 
Giới thiệu
Thiền
Thực dưỡng
Tin tức hàng ngày
 
   
 
Bài được quan tâm
Bước vào sơ thiền
Phương pháp Thực dưỡng là gì?
Thực dưỡng hiện đại (Lương Trung Hưng)
Tại sao Steve Jobs không chữa được bệnh ung thư?
Sự liên quan giữa thức ăn & số phận con người
Viên nang “PHỤC HỒI SINH LỰC”
Năng lực của sắn dây
Trí tuệ của tế bào
Bệnh suy thận
OHSAWA LÀ AI?
 
   
   
<<<Tháng Tư 2024>>>
HBTNSBC
1325262728293031
141234567
15891011121314
1615161718192021
1722232425262728
18293012345
 
Thiền Tào Động

Meditation
Bá tước (Graf) K. Von DurcKheim giới thiệu. Tác phẩm về Zen nổi tiếng nhất hiện nay là của giáo sư Daisentze T. Suzuki. Nhưng về mặt thực hành (đối với Châu Âu) thì giáo sư Taisen Deshimarru nổi bật hơn ai cả. Ông đại diện cho phái thiền Tào Động (Soto Zen). Ông am hiểu tường tận Judo, hát và viết chữ.

WRAI ZEN (TAISEN DESHIMARU)

Paris, 1969

Bá tước (Graf) K. Von DurcKheim giới thiệu. Tác phẩm về Zen nổi tiếng nhất hiện nay là của giáo sư Daisentze T. Suzuki. Nhưng về mặt thực hành (đối với Châu Âu) thì giáo sư Taisen Deshimarru nổi bật hơn ai cả. Ông đại diện cho phái thiền Tào Động (Soto Zen). Ông am hiểu tường tận Judo, hát và viết chữ.

Đối với phái TTĐ, con đường đi đến tự do và giải thoát là Zazen (tọa thiền), tức là ngồi thiền (l’assise en méditation).

Taisen Deshimaru là đồ đệ của thầy (Maitre) Kodo Sawaki. Ông này là người có uy tín nhất về Thiền ở Nhật Bản sau khi Dogen chết đi. Deshi Maru được cử sang Châu Âu, và được nhiều phái Phật giáo đỡ đầu. Ông đến Paris năm 1967, sau khi đi xe lửa qua Xibia, Liên Xô, Ba Lan. Ông hướng dẫn thực hành Thiền, Yoga, Dưỡng sinh… Ông có 1300 đồ đệ ở Pháp. Ông còn đi giảng dạy ở nhiều thành phố khác ở Pháp, Thụy Sĩ, Ý, Bỉ, Hà Lan, Đức, Anh, Ecosse… Khó khăn lớn nhất là ông không biết ngôn ngữ Châu Âu, mà người dịch thì rất khó diễn đạt  sang ngôn ngữ phương Đông. Nhưng ông thành công là do cách truyền đạt bằng “tâm” (de mon âme à ton âme). Ông am hiểu văn hóa, tôn giáo Ấn Độ, Trung Quốc và cả văn hóa phương Tây.

Phần mở đầu (tại sao tôi viết cuốn sách này?)

Tại vì Thiền có thể đem lại ánh sáng và sức mạnh đến cho loài người, và có thể giúp thế giới lập lại sự ổn định, trật tự tinh thần và trí tuệ, đạo đức và tình thương. Nhờ đó mà gìn giữ được hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh. Từ một nền văn minh vật chất, chúng ta phải xây dựng một nền văn minh tinh thần dựa trên đạo đức phương Đông. Đó là sự hòa hợp giữa tinh thần phương Tây và phương Đông.

Trong Thiền, vấn đề cơ bản là tự biết mình (la connaisance de soi). Nhưng ở phương Tây sự nhận thức về bản thân đã dẫn đến một luân lý cá nhân. Ở phương Đông, không phải là vấn đề tìm kiếm sự hoàn thiện cá nhân, mà là sự hiểu biết vê khái niệm “Ku”. Nó chỉ có thể nắm bắt được bằng cách vượt lên trên cá nhân, đạt tới thế giới Satori (là chân lý tuyệt đối). Khái niệm này đã tồn tại ở Phương Đông, trước khi Phật giáo ra đời. Nhưng chính nhờ có Long Thọ *, hệ thống hóa về triết lý tánh không. Ông là Thiền sư ở Ấn Độ, trước Bồ Đề Đạt Ma và ông đã mở đầu cho phái Đại Thừa và phái Zen. Ông đã viết nhiều sách nổi tiếng, trong đó có kinh Bát nhã Ba la mật đa (Prajna Paramita Sutra).

ZEN

SAGESSE --------------------------------------------           absolute

(Anuttara samyak sambodhi)              L-------             ralative

(A-niệu-đa la tam-miệu tam-bồ-đề)                          - science -

(Vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác)                        (juniyana)

Cuộc sống là cái gì? Khoa học chưa đạt được cái gì sâu sắc lắm. Bergson đưa ra một cách tiếp cận, và cho rằng nhận thức về cuộc sống phải hoàn toàn khác hẳn nhận thức khoa học. Ông đưa ra nhận thức bằng “trực giác” (intuition). Ngược lại, Kant thì phân chia hẳn khách thể (Object) và chủ thể (Subject), và cách đó không bao giờ hiểu được bản chất của sự vật (essence de l’object). Đó là nhị nguyên luận (dualisme Kantien). Vậy Bergson tương đối gần chân lý hơn, và nó hơi giống với Phật giáo và Thiền tông, đặc biệt phái thiền Tào Động của Dogen. Thiền tông coi chủ thể và khách thể là một theo nhất nguyên luận.

Về y học cũng vậy. Tây y hiện đại coi thực nghiệm là quan trọng, cố gắng trị các triệu chứng, vô hiểu hóa các phản ứng của cơ thể, thậm chí cắt bỏ bộ phận có bệnh. Vậy thì mức độ hiểu biết về cuộc sống của họ đến đâu? Hiểu biết thế nào về các bệnh ung thư, tim mạch, hen, tâm thần…?

Y học Đông phương (Thiền y = médecine Zen) không phân chia thân thể và trí tuệ - và từ xa xưa đã biết tác động đến năng lượng cơ thể bằng châm cứu, một môn mà Tây y mới biết gần đây. Tây y sẽ đứng ỳ một chỗ nếu vẫn tiếp tục theo nhị nguyên luận, tách rời thể xác và tinh thần.

“Nếu chúng ta luôn luôn tập trung vào hiện tại, các khoảnh khắc hiện tại kế tiếp nhau, cho đến lúc chết thì toàn bộ cuộc đời chúng ta được sống đầy đủ. Nếu chúng ta bằng tư tưởng, cứ sống với quá khứ hay tương lai, thì chúng ta không nắm được “thực tại”.

Vì vậy, thiền sư Dogen thường nhấn mạnh tầm quan trọng của những hành động hàng ngày và chỉ rõ cách tiến hành các nhiệm vụ thông thường của cuộc sống hàng ngày: ăn, ngủ, tắm giặt, nấu ăn… Tất cả những việc ấy tuy bình thường, nhàm chán nữa, nhưng nếu tập trung tư tưởng làm cho chu đáo trong khoảnh khắc hiện tại, thì nắm được chìa khóa của cuộc sống.

Tọa thiền hàng ngày giúp chúng ta nắm được bí quyết cuộc sống.

Taisen Deshimaru đã đi theo sư phụ suốt 32 năm, cho đến lúc ông thầy mất (trừ mấy năm chiến tranh thế giới thứ II). Deshimaru đã có lần ngồi 45 ngày liền trên một chiếc tàu chở đầy thuốc nổ trong một đoàn tàu thủy của Nhật đi Indonesia. Các tàu ngầm của Mỹ lần lượt đánh chìm tàu Nhật bằng thủy lôi. Cuối cùng chỉ còn lại một chiếc, trên đó có Deshimaru. Mọi người mất tinh thần, hoảng loạn. Vài người hóa điên và nhảy xuống biển (còn hơn là ngồi chờ chết trên tàu). Trong khi đó, Deshimaru ngồi tọa thiền (Zazen) rất tĩnh tại trên đống thuốc nổ. Một hôm, chiếc thủy lôi hình xì gà chạm vào chiếc tàu làm nổ tung lên. Deshimaru bị bắn lên và rơi xa xuống biển. Deshimaru vớ được một mảnh gỗ và bám vào. Hôm sau một chiếc tàu chống thủy lôi của Nhật vớt ông lên.

Trên chiến trường, dưới chiến hào, Deshimaru luôn tọa thiền. Sau chiến tranh, Deshimaru gặp lại sư phụ. Rồi đi vào “thâm sơn cùng cốc” ngồi yên lặng tĩnh tọa, trong mấy tháng liền, chỉ ăn cháo gạo.

Trước khi sư phụ mất ít lâu, Deshimaru trở thành thiền sư chính thức. Sư phụ để lại cho Deshimaru 3 bộ áo cà sa cổ truyền và các sách nói về bí truyền Zen của Dozen và Bồ Đề Đạt Ma. Sư phụ khuyên về đọc cuộc đời của các Thiền sư lớn trong quá khứ và noi gương các vị ấy.

Các thiền sư thời xa xưa:

Tất cả các vị ấy đều xa lánh danh vọng, sự giàu sang, chỉ để đi tìm kiếm trong nội tâm. Điều kiện sống của họ thường nghèo khổ. Họ làm lụng vất vả, những công việc rất “bần hàn”, cực nhọc.

Ejo, người kế tục của Đạo Nguyên (Dogen), đia tu chùa từ năm 18 tuổi. Học Đại học rất nghiêm túc ở trung tâm Phật giáo lớn trên núi Hiei ở Kyoto. Rồi trở về nhà. Mẹ ông nói: “Còn đi tu để làm gì? Có phải để trở thành trụ trì một ngôi chùa lớn, để đi vào chính ngạch của tăng giới và trở thành nổi tiếng?

- Không, con phải đi khất thực, mặc bộ áo đen truyền thống. và cà sa đen. Con phải thực hành Zazen”. Ejo không trở lại Đại học. Anh đi tìm sư phụ Đạo Nguyên, thực hành Zazen với sư phụ và tiếp tục truyền bá Thiền.

- Bồ Đề Đạt Ma (Bodhi Dharma) cũng vậy -  Xuất thân là một ông hoàng ở Xây Lan, ông đi qua Trung Quốc, hoàng đế Trung Quốc mời ông vào cung để thuyết pháp. Nhưng ông từ chối và đi lên núi cao. Trong 9 năm ở trong hang, thực hành thiền định.

- Huệ Khả (Eka) đi tìm và trở thành đệ tử của ông. Nhưng Bồ Đề Đạt Ma không nhận. Huệ Khả nóng lòng vì chờ đợi lâu, muốn được thày truyền đạo, bèn chặt đứt bàn tay trái để bày tỏ quyết tâm. Máu chảy xuống tuyết. Nhưng Bồ Đề Đạt Ma cũng không chú ý, nhưng cho ở lại. Huệ Khả phục vụ 9 năm, cùng với sư phụ làm Zazen và các việc nội trợ.

Khi Bồ Đề Đạt Ma chết, Huệ Khả đi ở cho một nhà đồ tể và rửa dọn nhà vệ sinh. Cùng đi ăn quán với những người làm ở đó. Huệ Khả đi truyền đạo trong thị trấn và nhiều người theo.

- Vị tổ thứ 6 của phái Thiền này là Huệ Năng (Houei Neng). Ông này vào chùa của tổ thứ 5 và bắt đầu phục vụ ở bếp (giã gạo). Nhưng lại được tổ thứ 5 ban cho y bát, trong khi đó các vị sư khác rất thông thái, uyên bác lại không được truyền thụ. Huệ Năng (Eno) không được học hành gì, nhưng lại được sự truyền thụ trực tiếp của sư phụ, tinh thần của Zen. Mặc dù trở thành vị tổ thứ 6 nhưng Huệ Năng vẫn không làm hòa thượng ở chùa nào. Ông sống với những người đánh cá.



* Long Thọ (Nagarjuna): viết nhiều bộ luận về Đại thừa, trong đó nổi tiếng nhất là bộ Trung Luận (la voie du Milieu, Madhyamapratipada).

Thư viện

Tài liệu

Hình ảnh

Media

Sách
 
Cửa hàng THỰC DƯỠNG

Trà Mu
Gạo lứt rang
Gạo lứt nảy mầm rang ăn liền
Thức ăn quyết định số phận
Phương pháp Thực dưỡng Ohsawa

Số lượt truy cập
 265512