"Gạo lứt chỉ là phương tiện, cho nên nếu bạn biết thực dưỡng thì không cần gạo lứt (nghĩa là bạn ăn gạo trắng), bạn vẫn có thể mạnh khõe, giãi trừ bệnh tật, sống vui, vô bệnh !
Tuy cái cần yếu là bạn biết cái gì nên ăn NHƯNG quan trọng hơn là bạn biết cái gì không nên ăn tùy theo tình trạng của cơ thể bạn lúc đó !"
GLMM số 7 không phải là Thực Dưỡng mà GLMM số 7 là một phần của Thực Dưỡng. Hầu hết người Thực Dưỡng đều biết lợi ích và khả năng kỳ diệu của GLMM số 7, nhưng nó là khắc tinh của : người bệnh nặng trầm kha, người lệ thuộc quá nhiều và quá lâu vào thuốc Tây làm bằng hóa chất, người mà khả năng tiêu hóa và biến dưỡng tồi tệ......
Vì vậy người Thực Dưỡng vẫn có thể ăn gạo trắng (khi không có gạo lứt) mà có sức khỏe tốt vì họ biết họ cần thêm những gì, trong khi người phi Thực Dưỡng thì không biết nên họ mới dể mắc bệnh và bệnh dai dẳng !
Thực Dưỡng không phải là ăn chay, mà cũng chả phải ăn mặn mà là như tôi đã phân tích:
1) Đạm động vật hoặc nếu ăn chay thì thay vì ăn cá tép con thì ăn trứng, sửa.....liều lượng từ 1% (cho người ít hoạt động) đến 10% (cho người khõe mạnh và hoạt động nhiều về thể chất) trong tổng số thực phẩm.
2) Tinh bột : Dùng gạo lứt và ngũ cốc lứt với liều lượng 50% - 60% trong tổng số thực phẩm.
3) Chất béo : Dùng các loại hạt như mè, hạt bí, hạt hướng dương, hạt óc chó (walnut), dầu mè, dầu cám gạo, dầu ô liu.....
Ngoài ra cần các thức ăn thực dưỡng : tamari, miso, natto, tekka, sắn dây, mơ muối, dentie, dưa muối cám, canh dưỡng sinh.....cùng với 25% - 30% các loại rau củ nấu chín.
Có thể dùng thêm trợ phương PHSL (Age Reviver), Alive Probiotic (viên nang 25 tỷ vi khuẩn hữu ích) nếu cảm thấy cần.
Nếu vì lý do gì mà bạn không có cơm lứt mà ăn cơm trắng thì ít nhất 1 chén cơm phải có 1 chén rau củ nấu chín.
Dĩ nhiên là phải đọc các loại sách thực dưỡng : sách cổ và sách hiện đại.....và tự mình rút ra cách đúng nhất cho chính bản thân, sau đó là truyền đạt cho người khác !
Ăn Thực Dưỡng hiện đại là an toàn, chửa bệnh mau lành, có kết quả tốt hơn GLMM số 7 vì :
1) Cơ thể tự giải trừ chất độc (tống độc) theo khả năng lục phủ, ngũ tạng của bệnh nhân và loại dần ra khỏi cơ thể.
Trong khi GLMM số 7, tống độc nhanh hơn khả năng của cơ thể nên gây phản ứng, và chính những phản ứng này làm cho cơ thể chịu không nổi gây ngộ độc, làm cản trở tiến trình lành bệnh, làm bệnh tái đi tái lại, có khi những phản ứng này gây chết người.
Nếu tình trạng của bệnh nhân quá tệ hại, theo GLMM số 7 là cầm chắc 100% cái chết trrong tay; trong khi theo Thực Dưỡng hiện đại có rất nhiều người được chửa lành (theo kinh nghiệm và thống kê của Thực Dưỡng thế giới).
2) Cơ thể người bệnh nặng, bệnh trầm kha......hoàn toàn mất khả năng biến dưỡng từ GLMM số 7, nên rất nguy hiểm, gây xáo trộn nặng nề cho họ và dĩ nhiên là lợi bất cập hại.
Tôi xin lập lại GLMM số 7 là khắc tinh của : bệnh trầm kha, bệnh lệ thuộc quá nhiều và qua lâu vào các loại thuốc Tây Y làm bằng hóa chất như : bệnh tiểu đường nặng, bệnh suy tim nặng, bệnh cao áp huyết nặng.....
Ngoại trừ những người mang bệnh nặng và đang chửa trị bằng Thực Dưỡng thì tuỳ theo bệnh trạng mà phải kiêng cử một số thức ăn nào đó.
Ngoài ra các bạn không cần phải kiêng cử quá mức; tiên sinh Ohsawa từng viết trong nhiều sách của Ngài : nếu bạn hiểu biết và tuân thủ Thực Dưỡng thì bạn có thể ăn bất cứ thứ gì bạn muốn hay sao ?
Cá nhân tôi thì tuỳ theo từng lúc : thích ăn giá (cả chín lẫn sống), nấm......thỉnh thoảng lại ăn cà, măng......laị ăn kem, bánh ngọt, sửa, đường (các siêu thị tạp hóa ở Úc có bán loại đường cát đen gọi là "dark brown sugar" rất ngon), cà phê, kem lạnh..... là những thứ rất âm mà hầu hết người Thực Dưỡng đều tìm cách tránh xa.....NHƯNG thưa các bạn, cơ thể chúng ta cần cả âm lẫn dương ! và quan trọng nhất là lượng mà bạn ăn vào ! Vì lượng hóa phẩm mà ! Nếu bạn ăn các loại rất âm với lượng nhỏ thì nó chẳng những không hại mà có khi có lợi nữa !
Tôi lấy ví dụ : con khỉ mà không ăn chuối thì chúng không khoẽ vì trong thiên nhiên chúng leo trèo quá mức; cho nên tự nhiên chúng rất thèm chuối và luôn tìm chuối để ăn cho không mằc bệnh ! (Còn tôi khi ăn chuối thì hấp chín trước khi ăn và trước đó tôi ăn nhiều rau, vì tôi hoạt động ít hơn con khỉ nhiều lần).
Cho nên nếu bạn là người hoạt động thể chất nhiều thì nên dùng thêm chút ít thức ăn âm cho nó quân bình !
Cái chính là sau khi bạn ăn, bạn phải để ý xem cơ thể bạn khõe hay yếu hơn ? Có gây trở ngại hay bệnh củ tái phát không ?
Còn cách chế biến nữa ! Nếu là cà tím thì nên nướng cho cháy võ, cho chín bên trong và dầm với nước mắm hay ăn với mắm kho thì bạn đã dương hóa trái cà rồi ! Cái rất âm của quả cà tím không còn nữa !
Nếu bạn đang ăn theo số 7 thì coi chừng : bạn ăn bất cứ thứ gì khác bạn cũng sẽ bị phản ứng ngay tức thì !
Còn nếu bạn không ăn theo số 7 thì các loaị rau rất cần và thân thiết với bạn và bạn nên ăn thường xuyên mới đúng chứ ! Ít nhất rau cũng phải chiếm 1/2 so với ngũ cốc !
Là người Thực Dưỡng bạn cần có dồi dào sức khõe và có thể ăn bất cứ thứ gì tùy thích !
Ohsawa cũng nói đến Thực dưỡng thực sự trong một đoạn trong cuốn "Nội lực tự sinh":
Một vị thiền sư già mắc chứng xuất huyết ở não, một ống chân bị bại, lại mang chứng tiểu tiện bất cấm, vì sợ phạm tội bất kính trước Phật đài mỗi khi lễ bái hoặc tham thiền nên đến nhờ tôi chữa bệnh.
Sau khi thăm bệnh tôi ra thực đơn ghi thêm cách kho 12gr cá với nước tương để dùng 2 lần mỗi tuần.
Thấy vậy nhà sư bối rối bảo rằng:
n Khó lòng quá, suốt đời tôi không bao giờ ăn cá cả, đã 75 năm rồi!
Tôi điên đầu vì vấn đề này!!! Tôi nghĩ nát nước…Tôi liền thay thế món cá bằng thứ rễ cây bồ công anh.
Bốn mươi ngày sau, vị sư già trở lại, khoẻ mạnh như một chàng trai. Nước tuểu đã giảm đến hai phần ba, ông đi lại như thường rồi.
Tuy nhiên để khỏi băn khoăn, tôi phái một trong những môn sinh của tôi đến tại chùa để quan sát cách nấu nướng và lối ăn uống của vị thiền sư như thế nào. Lúc trở về, người môn sinh ấy trình rằng:
n Lạ quá! Canh nấu với miso thì lõng bõng cả nước là nước, cơm thì nửa sống nửa chín, món bồ công anh xào khô thì để cả củ như lẻ củi tròn… Úi chà chà! Thế mà vị lão sư ăn một cách điềm nhiên.
Một lần nữa tôi lại điên đầu!!! Chẳng lẽ điều quan trọng không nằm ở thực phẩm? Điều quan trọng cơ bản là ở niềm tin hay nội lực? Hay là ở nội tâm?
George Ohsawa |