Trí tuệ
của tế bào:
Niềm tin
có thể biến đổi gene chúng ta ra sao?
Nup Hero dịch, Book Hunter Club
“Trí tuệ của tế bào” là
cuốn sách của Bruce Lipton, một trong những nhà khoa học tiên phong trong một
lĩnh vực sinh học mới (epigenetics); nói rằng chúng ta không phải là tù nhân
của bộ gene có trong người chúng ta, rằng chúng ta không phải là một cỗ máy
sinh học chỉ biết tuân theo các quá trình sinh hóa của cơ thể. Chúng ta có thể
ảnh hưởng đến các quá trình đó, hay thậm chí là thay đổi các yếu tố sinh học của
cơ thể. Đúng như câu nói cổ xưa quen thuộc “Tri thức là sức mạnh”, nếu chúng ta
bắt đầu tìm hiểu điều gì thực sự diễn ra trong cơ thể chúng ta, ta bắt đầu có
một sức mạnh tự thân để làm theo những điều ta mong muốn.
Khám phá thế giới bên trong cơ thể
Lần
đầu tiên tôi biết đến sinh học là khi học lớp 2. Thầy giáo có mang đến một
chiếc kính hiển vi, và đó là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy các tế bào, cách
chúng sống, sinh sôi và phát triển. Đó là một thế giới kỳ diệu, cho tôi thấy
nhiều hiểu biết đáng giá. Sau này, bằng kính hiển vi điện tử, tôi không chỉ
quan sát được bên ngoài của tế bào, mà còn thấy được cấu trúc, chức năng và
cách tổ chức vận hành của chúng. Nhiều người trong số chúng ta hay mơ ước về
việc bay lên vũ trụ, khám phá không gian bên ngoài trái đất; nhưng tôi thì lại
thích khám phá thế giới bên trong các tế bào; để thấy được những chân trời mới,
về bản chất của tế bào, của con người, và sự sống.
Năm 1968, tôi bắt đầu
nghiên cứu về cách thức nhân bản tế bào gốc, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Irv
Konigsberg. Tế bào gốc mà tôi nghiên cứu có tên myoblast. Myo có nghĩa là cơ
bắp, còn blast có nghĩa là nguồn gốc. Khi tôi đưa tế bào vào nơi thuận lợi cho
việc phát triển, tôi đã nhận thấy rằng hướng phát triển của chúng phụ thuộc rất
lớn vào điều kiện môi trường. Trong một lần thử thay đổi các điều kiện như vậy,
cái tôi nhận được là các tế bào xương, thay vì mô cơ bắp; thậm chí có thể thành
mô mỡ. Đây là một phát hiện vô cùng thú vị, vì trước nay giới khoa học vẫn cho
rằng cách tế bào phát triển được quy định bởi bộ gene của chúng ta, chứ không
phải môi trường tế bào đó sống.
Trong quá trình làm thí
nghiệm, tôi cũng bắt đầu giảng dạy tại trường đại học Y khoa Wisconsin. Các đồng nghiệp của tôi, hiển
nhiên là không đồng tình với những kết luận đó. Mọi nhà khoa học đều ủng hộ dự
án giải mã bộ gene người, và họ tin vào câu chuyện bộ gene của chúng ta kiểm
soát mọi thứ. Họ nhìn công trình của tôi chỉ như một tình huống ngoại lệ.
Bạn là một cộng đồng của 50 nghìn tỷ tế bào
Những nghiên cứu đó khiến
tôi thay đổi quan niệm về bản chất của sự sống. Theo xã hội, bạn chỉ là một cá
thể bình thường, nhưng thực sự bên trong bạn là một thế giới của 50 nghìn tỷ tế
bào đang sống, mà mỗi tế bào đó cũng là một cá thế riêng biệt, có cuộc sống
riêng, chức năng riêng và cũng tương tác, trao đổi với những tế bào khác. Nếu
tôi thu nhỏ bạn tới kích cỡ tế bào, và đưa bạn vào chính cơ thể của bạn, bạn sẽ
nhận ra rằng bên trong bạn là một đô thị rất bận rộn và tấp nập. Hiểu biết này
là quan trọng, khi bạn nhận ra rằng cơ thể bạn cũng là một cộng động, một xã
hội hay quốc gia thu nhỏ; và một cơ thể khỏe mạnh là một nơi các tế bào chung
sống hài hòa với nhau; còn cơ thể ốm yếu, bệnh tật là một nơi các tế bào thiếu
đi sự hài hòa.
Có một sự thật khác, đó là
bất kỳ tế bào nào cũng mang đầy đủ chức năng của mọi tế bào khác trong cơ thể.
Trong cơ thể con người, chúng ta có rất nhiều hệ thống: hệ tiêu hóa, hệ hô hấp,
hệ bài tiết, xương và cơ, nội tiết, sinh dục, thần kinh và miễn dịch. Nhưng tất
cả các chức năng đó đều có thể tìm thấy trong mọi tế bào ở mọi bộ phận của cơ
thể. Đây là một đặc tính vô cùng hữu dụng với các nhà sinh học, vì họ có thể
chỉ nghiên cứu cách tế bào vận hành rồi suy đoán về bản chất của cơ thể.
Nhưng ở trường đại học,
điều chúng ta được (phải) dạy đó là cơ thể con người là một cỗ máy sinh học
điều khiển bởi các gene. Do đó khi bệnh nhân đến tìm gặp bác sĩ, người ta sẽ
nghĩ rằng bệnh nhân này có gì đó không ổn với với quá trình sinh hóa hoặc gene;
và chỉ cần thay đổi chúng là bệnh nhân có thể khỏe lại. Cuối cùng điều tôi nhận
thấy rằng, tôi phải rời trường đại học, vì mâu thuẫn giữa những khám phá của
riêng mình và những điều phải dạy cho sinh viên của mình.
Một hiểu biết mới về khoa học
Khi rời trường đại học,
tôi có cơ hội đọc về môn vật lý, và tìm được những thông tin trái ngược với
những điều tôi được dạy về môn này. Trong môn vật lý lượng tử, một nhánh rất
mới của vật lý, có những thứ rất khác với những điều ta được dạy, vốn dựa trên
nền tảng của vật lý Newton.
Trước khi khoa học như
ngày nay ra đời, khoa học chỉ là một phần mở rộng của nhà thờ với tên gọi thần
học về các vấn đề tự nhiên; vốn nói rằng cách thức bàn tay của Chúa kiến tạo và
vận hành thế giới ra sao, hình ảnh của Chúa được phản ánh trong tự nhiên/thực
tại ta sống thế nào. Thần học về tự nhiên dạy ta về một thứ: hiểu bản chất của
môi trường sống, để từ đó có thể sống hài hòa với nó, đồng nghĩa với việc sống
trong hài hòa với các vị thần và Chúa trời. Nó cho rằng con người, tự nhiên và
Chúa trời có một mối liên kết rất chặt chẽ không thể tách rời.
Tuy vậy, với quyền lực của
mình, nhà thờ hay cấm đoán và ngăn chặn những hiểu biết trái ngược với hiểu
biết của họ. Điều này gây nên rất nhiều sự mâu thuẫn và chống đối với nhà thờ
Công giáo Roma; và cuối cùng dẫn đến một phong trào Cải cách nhà thờ và ra đời
của Đạo tin lành do một mục sư có tên Martin Luther lãnh đạo đầu thế kỷ 16. Sau
phong trào Cải cách đó, người dân bắt đầu có cơ hội được nghi ngờ những niềm
tin xưa cũ về thế giới và vũ trụ; và khoa học bắt đầu hình thành và phát triển
đúng theo tinh thần khoa học hiện đại của ngày nay. Những nhà khoa học thời đó
như Corpernicus, Galileo, Isaac Newton… là những người tiên phong đặt nền móng
cho khoa học hiện đại. Tuy vậy, Isaac Newton cho rằng mọi thứ đều có thể dự
đoán được, và cơ học Newton cũng cho rằng vũ trụ giống như một cỗ máy làm bằng
vật chất; nếu bạn hiểu được bản chất của các vật chất hình thành nên cỗ máy,
bạn sẽ hiểu bản chất của tự nhiên. Tuy nhiên, với tư duy đả phá, phủ nhận và
hoài nghi những giá trị xưa cũ đó; và ưa chuộng thực nghiệm, vật chất; mục đích
của khoa học hiện đại dần theo hướng tìm cách kiểm soát và chế ngự tự nhiên,
bắt tự nhiên phục vụ cho các nhu cầu của con người; điều vốn trái ngược hoàn
toàn với tôn chỉ của thần học về tự nhiên trước đó.
Sinh học cũng chẳng tránh
khỏi ảnh hưởng của tư tưởng khống chế tự nhiên đó. Một câu hỏi quan trọng được
đặt ra đó là: điều gì khống chế các đặc tính mà chúng ta thể hiện? Theo quan
điểm của vật lý Newton,
bạn cần chia nhỏ vấn đề đó ra thành nhiều phần, và tìm hiểu đặc điểm của từng
phần đó. Sau đó ráp nối các đặc điểm của các bộ phận với nhau, và chúng ta có
cái ta cần. Charles Darwin cho rằng các đặc điểm của con người là do thừa hưởng
của cha mẹ. Sinh học bắt đầu nghiên cứu về việc phân chia của tế bào từ những
năm đầu thế kỷ 20, và họ đã phát hiện ra một thành tố quan trọng của việc phân
bào: các nhiễm sắc thể. Tuy vậy, cũng phải đến năm 1944, con người mới tìm ra
được điều quyết định cuối cùng mọi đặc tính của con người: DNA. Trên DNA chứa
rất nhiều đoạn gene, mà mỗi đoạn đặc trưng cho một loại protein trong tổng số
hơn 100 nghìn loại protein khác nhau tạo nên cơ thể của chúng ta. Một bài báo
đăng trên tờ New York Times mô tả khám phá trên của Watson và Crick với tiêu đề
“Bí mật của sự sống đã được khám phá”. Và bắt đầu từ đó, mối quan tâm lớn nhất
của sinh học nói chung đều xoay quanh gene. Các nhà khoa học lại càng có thêm
động lực để theo đuổi việc giải mã gene người, khi họ nhận thấy rằng gene không
chỉ quy định hình dạng cơ thể của con người, mà nó còn có thể ảnh hưởng đến
hành vi và cảm xúc của chúng ta; hay nói cách khác là mọi thứ của chúng ta.
Cuối cùng, chúng ta là những cỗ máy sinh học được quy định bởi gene có trong
DNA của mình.
Chúng ta là tù nhân của sự di truyền?
Vậy cuối cùng, điều gì
kiểm soát DNA? Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng DNA tự kiểm soát quá trình sao
chép của chính mình. Thật là một vòng luẩn quẩn đầy mỉa mai; và bằng chứng này
càng ủng hộ thêm cho quan điểm số phận của chúng ta bị kiểm soát bởi DNA mà
chúng ta có được ngay từ khi sinh ra. Bạn là tù nhân của sự di truyền. Ví dụ,
các nhà khoa học quan sát một nhóm người, tính điểm cho mỗi người về mức độ
hạnh phúc trong cuộc sống, và rồi cố gắng tìm ra xem sự khác biệt về gene giữa
nhóm người hạnh phúc nhất và ít hạnh phúc nhất. Hẳn nhiên, họ sẽ tìm ra sự sai
khác ở một nhóm gene, và báo chí sẽ ngay lập tức đưa tin rằng “Các nhà khoa học
đã tìm ra gene khiến con người hạnh phúc”. Đó là cách thức phổ biến để các nhà
khoa học tìm ra gene quyết định rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống con người:
khả năng bị trầm cảm, khả năng bị ung thư, khả năng hạnh phúc… Bạn có thể nghĩ
rằng “Thật đau khổ, theo nghiên cứu đó, gene hạnh phúc đó của tôi chẳng tốt đẹp
gì, có lẽ tôi sẽ phải sống buồn rầu suốt phần đời còn lại”. Đó chính là cách mà
chúng ta được dạy ở trường y khoa, rằng con người thật sự không có chút hy vọng
nào để có thể cải thiện hay thay đổi gene (số phận) của mình. Và hệ quả là họ
bắt đầu trở nên thiếu trách nhiệm với bản thân “Thưa sếp, sếp hay bảo rằng tính
tôi lười biếng, nhưng tôi muốn cho sếp biết rằng cha của tôi cũng vậy. Sếp còn
kỳ vọng rằng tôi có thể khác sao? Gene của tôi khiến tôi lười biếng. Tôi chẳng
thể làm gì để thay đổi nó được.”
Dự án giải mã bộ gene người
Ý tưởng cơ bản của dự án
rất đơn giản: nhằm xác định tất cả gene mà mỗi con người chúng ta có, nhằm cung
cấp những hiểu biết về gene và những bệnh liên quan đến gene. Ban đầu tôi tin
vào ý nghĩa nhân văn của dự án, nhưng sau đó, qua Paul Silverman, một kiến trúc
sư trưởng của dự án, tôi mới thực sự biết bản chất của dự án này. Thật đơn giản,
vì chúng ta có khoảng hơn 100 nghìn loại protein khác nhau, nên có lẽ chúng ta
sẽ có khoảng hơn 100 nghìn gene; với ý tưởng rằng mỗi gene chịu trách nhiệm sản
sinh ra một loại protein; cộng với một số lượng gene kiểm soát các gene khác.
Dự án này thực chất được đầu tư từ một quỹ mạo hiểm. Các nhà đầu tư này nghĩ
rằng, với việc xác định được hơn 100 nghìn gene, họ có thể đăng ký sáng chế bảo
hộ thông tin đó, và bán cho các hãng dược phẩm để sản xuất ra các loại thuốc
chữa các bệnh về gene cho con người. Thực chất, dự án này không nhằm mục đích
nhân văn nào cả, mà chỉ là một công việc kinh doanh thuần túy, hơn nữa là một
dự án siêu lợi nhuận.
Các nhà khoa học đã biết
rằng các sinh vật có mức độ tiến hóa càng cao, DNA của chúng càng chứa nhiều
gene. Họ nghĩ rằng DNA của các sinh vật đơn bào đơn giản sẽ có khoảng vài nghìn
gene, còn con người có khoảng 150 nghìn, tương đương với 150 nghìn loại thuốc
mới. Dự án giải mã bộ gene người được bắt đầu từ năm 1987, và đã chứng minh
được một sự thật rằng khi mọi cái đầu biết hợp sức với nhau, chúng ta có thể
tạo ra những điều kỳ diệu. Chỉ trong vòng 14 năm, các nhà khoa học đã giải mã
hoàn chỉnh bộ gene người.
Nhưng người tính không
bằng trời tính. Họ bắt đầu bằng việc nghiên cứu DNA của một loại ký sinh trùng
vô cùng nhỏ. Đây là đối tượng nghiên cứu ưa thích của các nhà sinh vật học vì
chúng phát triển rất nhanh với số lượng lớn. Họ thấy rằng sinh vật này có
khoảng 24 nghìn gene. Họ tiếp tục tiến hành thí nghiệm với ruồi giấm, một sinh
vật nghiên cứu ưa thích khác. Và ngạc nhiên thay, ruồi giấm chỉ có 18 nghìn
gene trong DNA. Một con ký sinh trùng bé xíu có đến 24 nghìn gene mà một cỗ máy
biết bay lại chỉ có 18 nghìn? Họ không hiểu chuyện gì đang diễn ra, nhưng vẫn
tiếp tục dự án với việc nghiên cứu bộ gene người.
Kết quả được công bố năm
2001, và thực sự là một cú sốc lớn: DNA của người chỉ chứa khoảng 25 nghìn
gene! Sốc lớn đến nỗi các nhà khoa học đều không nói đến nó nữa. Mặc cho truyền
thông đại chúng trên khắp thế giới đều tỏ ra phấn khích với khám phá mang tính lịch
sử này nhưng trên khắp các tạp chí khoa học chuyên ngành, chẳng ai đặt câu hỏi
về việc hơn 100 nghìn gene còn lại ở đâu. Khi biết rằng chỉ có 25 nghìn gene có
thể đảm đương được toàn bộ quá trình vận hành phức tạp của con người, đó thực
sự là một thông tin đảo lộn toàn bộ quan điểm của giới sinh học.
Vì sao sự sụp đổ quan điểm
này lại quan trọng? Vì nếu khoa học được vận hành dựa trên những quan điểm sai
lầm, sẽ thật là thảm họa khi áp dụng nó vào y khoa. Liệu pháp đối chứng, một
cách thức chữa bệnh rất phổ thông ở các nước phương Tây, đã được báo cáo là
nguyên nhân chính gây chết người do y khoa tại Mỹ. và cũng gây ra đến 20% cái
chết do y khoa tại Úc. Trên tập san của Hiệp hội y tế Mỹ, bác sĩ Barbara
Starfield đã thống kê rằng nguyên nhân tử vong do y khoa đứng thứ 3 trong mọi
nguyên nhân gây chết người tại Mỹ, với khoảng 750 nghìn chết mỗi năm. Đó thực
sự là một con số đáng báo động.
Tôi rời trường đại học năm
1980, 7 năm trước khi dự án giải mã bộ gene người bắt đầu. Bằng những kinh
nghiệm thực tế của mình, tôi luôn tìn rằng môi trường và chủ thể có thể biến
đổi được gene và các tế bào của cơ thể. Tôi bắt đầu tìm hiểu về ngành nhận thức
và khoa học não bộ. Tôi bắt đầu khám phá ra được rằng, DNA không phải là thứ
kiểm soát các tế báo, vậy thì thực sự “bộ não” của các tế bào nằm ở đâu?
Mọi sinh vật là một chiếc máy tính
Tế bào động vật
Các nghiên cứu sinh học mới nhất cho biết rằng, bộ não của các tế bào
nằm ngay ở bộ da của chúng, tức màng tế bào. Tôi bắt đầu nhận thấy rằng một tế
bào giống như một chiếc máy tính, mà nhân của chúng chính là một ổ đĩa cứng.
Gene là các chương trình được nạp sẵn trong ổ cứng. Chúng có góp phần không nhỏ
trong việc vận hành, điều phối mọi hoạt động của tế bào; nhưng chính những
thông tin được nhập vào từ môi trường mới là thứ điều khiển cách sinh tồn của
tế bào. Màng tế bào chính là nơi tiếp nhận những thông tin, tín hiệu từ môi
trường; do đó chính nó là bộ vi xử lý của tế bào. Do DNA ở trong nhân (ổ cứng)
của mỗi tế bào đều lưu trữ mọi thông tin, chức năng của các tế bào khác thông
qua 25 nghìn gene, hay 25 nghìn đoạn chương trình; cho nên các tế bào gốc đều
có tiềm năng để biến đổi thành mọi loại tế bào khác trong cơ thể mà chúng muốn.
Điều kiện để tác động đến tiềm năng, quá trình phát triển đó chính là điều kiện
môi trường; tùy vào môi trường yêu cầu thế nào, cần loại tế bào nào thì tế bào
gốc có thể biến đổi thành kiểu tế bào đó. Nói cách khác, chính chúng ta là
người lập trình nên các tế bào của chúng ta; thông qua những trải nghiệm sống,
suy nghĩ, cảm xúc…
Với tư cách là một người
theo khoa học từ sớm, trước đây tôi thường không tin sự tồn tại của những trải
nghiệm tâm linh. Nhưng khi quan sát cách các tế bào sinh ra, lớn lên và chết
đi, tôi bỗng nhận ra rằng; sự chết đi thường xuyên của tế bào cũng chẳng phải
mất mát gì. Điều thực sự làm nên bản thân tôi, khiến tôi khác biệt với tất cả
con người khác không phải thứ nằm bên trong tế bào, nằm bên trong nhân, bên
trong DNA hay gene; mà lại là một yếu tố nằm ở bên ngoài. Dù cho một tế bào có
chết đi, thông tin đó, tính cách đó, sự khác biệt đó vẫn được bảo tồn nguyên
vẹn và được truyền qua các tế bào khác đảm nhiệm. Bỗng nhiên, cảm giác sợ cái
chết của tôi tan biến. Đó là điều tôi trải nghiệm 25 năm trước, và đó thực sự
là một trải nghiệm tâm linh vô cùng tuyệt vời.
Nhận thức: Sức mạnh mới của sinh học
Chúng ta thu nhận thông
tin từ môi trường, và điều chỉnh sinh học của cơ thể; nhưng không phải nhận
thức nào chúng ta có cũng là đúng đắn. Nhận thức sai lầm sẽ khiến chúng ta có
những điều chỉnh sai lầm lên cơ thể, thậm chí hủy hoại cơ thể. Khi đã biết được
rằng, sinh học chỉ là một cơ thể hữu cơ chờ lệnh phản ứng đến từ tâm trí của
chúng ta; nếu như cuộc sống không diễn ra thuận lợi, thay vì tìm cách điều
chỉnh gene, hay điều chỉnh tâm trí và thái độ sống. Chúng ta có thể kiểm soát
cuộc sống của chính mình bằng cách kiểm soát nhận thức sống của mình.
Những hiểu biết khoa học
của chúng ta về sự sống, thực chất lại là sai lầm. Chúng ta đang hiểu sai về
mối liên kết giữa chúng ta với hành tinh này, với tự nhiên và môi trường sống.
Cũng giống như việc nhận thức sai lầm có thể hủy hoại cơ thể sống, nhân thức
sai lầm về sự sống cũng đang hủy hoại thứ mang lại cho chúng ta sự sống: môi
trường. Con người là một thành phần của tự nhiên, và cần sống hài hòa với tự
nhiên. Việc tự cho mình là ưu việt hơn, thông qua học thuyết Darwin, cho rằng
chúng ta là loài vật tiến hóa nhất, được chọn lọc sinh tồn khắt khe nhất và có
cái nhìn muốn áp chế tự nhiên, coi mọi thứ trên đời sinh ra là nhằm để cho con
người sử dụng chỉ dẫn đến một con đường tất yếu đó là tự hủy hoại.
Bản ngã
và Hệ sinh thái
Tương lai của y học
Mọi thứ trong vũ trụ hiện
nay đã được biết làm bằng năng lượng, vật chất chỉ là một hình thái tồn tại ở
dạng vật lý và rắn chắc. Năng lượng không ngừng trao đổi và tương tác lẫn nhau.
Mỗi khi bạn tương tác với môi trường, bạn đang vừa nhận và truyền năng lượng
cùng một lúc. Năng lượng trong cơ thể bạn là phản chiếu của các năng lượng dao
động (vibration) trong môi trường xung quanh bạn. Bất kỳ một sinh vật sống nào,
dù là nhỏ nhất cũng đều rất nhạy cảm với những dao động năng lượng từ môi
trường. Tốt nhất bạn nên tìm đến những nơi khiến bạn cảm thấy an toàn, được
phát triển và yêu thương và tránh xa những nơi ảnh hưởng xấu hay không chào mời
sự tồn tại của bạn.
Khi chúng ta không chú ý
đến những dao động năng lượng, chúng ta đang bỏ quên những tín hiệu giá trị từ
môi trường sống. Hiểu được rằng mọi năng lượng đều có dính líu (entangled) và
tương tác với nhau sẽ khiến bạn chú ý hơn đến những động lực vô hình có khả
năng ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Thông thường, bác sĩ hay dùng thuốc và
một số phương pháp theo dõi (ví dụ mammogram) để xem những chuyển biến trong cơ
thể bệnh nhân hay theo dõi những dấu hiệu của bệnh ung thư. Thứ mà bạn nhìn
thấy trên các giản đồ chính là thể hiện của kiểu năng lượng của tế bào ung thư
đó. Các bác sĩ thông thường, vốn không tin vào câu chuyện năng lượng sẽ tìm
cách loại bỏ các tế bào ung thư đó, thay vì tìm cách khiến các tế bào đó trở về
trạng thái năng lượng bình thường. Đó là những phương pháp truyền năng lượng
bằng tiếp xúc cơ thể hay thông qua tay mà chúng ta vẫn biết. Đó sẽ là tương lai
của y học, nhưng chưa phải ngay lúc này.
Những hiểu biết mới về cơ
học lượng tử có thể khiến con người thay đổi cách nhìn về y học hiện tại. Bằng
những công trình khoa học của mình, họ đã chứng minh những dao động năng lượng
vô hình có hiệu quả hơn gấp 100 lần so với các loại thuốc hiện nay trong việc
mang và truyền thông tin đến các tế bào; nhằm khiến chúng tự điều chỉnh trạng
thái để quay về trạng thái năng lượng bình thường. Trong thế giới cũ, chúng ta
quan tâm đến vật chất, chúng ta dung phương pháp bẻ gẫy, chia nhỏ tự nhiên
(reductionism) để hiểu về chúng. Nhưng trong thế giới mới, chúng ta cần quan
tâm nhiều hơn đến năng lượng, và phải dùng nhiều hơn đến tư duy hệ thống và
tổng thể (holism) để hiểu được vấn đề: rằng mọi thứ đều kết nối với nhau.
Và cuối cùng, đây là định
nghĩa của tôi về môi trường: Nó là thứ bao gồm từ bản thân bạn đến rìa của vũ
trụ, từ những thứ gần gũi thân thuộc hang ngày đến những hành tinh, mặt trời và
mọi thứ diễn ra trong dải ngân hà của chúng ta. Chúng ta đều mà một bộ phận
trong các trường bất tận đó.
Tham khảo thêm:
1, The Holographic
Universe: The Revolutionary Theory of Reality
2, Frequency: The Power of
Personal Vibration
3, Wrong: Why experts* keep
failing us–and how to know when not to trust them
4, The Rise and Fall of the
Human Genome Project
5, Vũ trụ toàn ảnh – Một kỷ
nguyên khoa học mới
Nguồn từ Bruce Lipton blog