Tìm kiếm
 
 
Giới thiệu
Thiền
Thực dưỡng
Tin tức hàng ngày
 
   
 
Bài được quan tâm
Bước vào sơ thiền
Phương pháp Thực dưỡng là gì?
Thực dưỡng hiện đại (Lương Trung Hưng)
Tại sao Steve Jobs không chữa được bệnh ung thư?
Sự liên quan giữa thức ăn & số phận con người
Viên nang “PHỤC HỒI SINH LỰC”
Năng lực của sắn dây
Trí tuệ của tế bào
Bệnh suy thận
OHSAWA LÀ AI?
 
   
   
<<<Tháng Ba 2024>>>
HBTNSBC
926272829123
1045678910
1111121314151617
1218192021222324
1325262728293031
141234567
 
Thiền ăn là gì?

Những người đã thực hiện Thiền ăn
Thiền ăn - xuất phát từ Đạo Phật và “sư tổ” của “Thiền ăn” chính là Đức Phật. Kinh Phật kể rằng, mỗi bữa ăn bao giờ Đức Phật còn 4,5 miếng mới no, là ngài đã dừng lại. Ngoài ra chúng tôi còn được biết thêm Đức Phật có tướng ăn gì cũng thấy ngọt như nước cam lồ. Đức Phật chỉ ăn một bữa ngọ duy nhất trong ngày.
Thiền ăn - xuất phát từ Đạo Phật và “sư tổ” của “Thiền ăn” chính là Đức Phật. Kinh Phật kể rằng, mỗi bữa ăn bao giờ Đức Phật còn 4,5 miếng mới no, là ngài đã dừng lại. Ngoài ra chúng tôi còn được biết thêm Đức Phật có tướng ăn gì cũng thấy ngọt như nước cam lồ. Đức Phật chỉ ăn một bữa ngọ duy nhất trong ngày.
Sau nhiều năm thực hành gạo lứt và nhai kỹ trên trăm lần một miếng cơm lứt mới nuốt, một số người Thực dưỡng cũng có được kinh nghiệm quí đó: gạo lứt bỏ vào miệng nhai từ 120 miếng trở lên đều thấy ngọt như đường. Tiên sinh Ohsawa còn thường có thói quen nhai 200 lần mỗi miếng cơm lứt...
Nhớ lại tiên sinh Ohsawa vị “tổ” của dòng truyền thừa Zen macrobiotic (Thiền Thực dưỡng), một đệ tử của Phật, cũng đã nói: “muốn vào nước thiên đàng thì ăn số 7”.
Ngoài ra còn có khuyến cáo: nhai kỹ là quay về với thượng đế!
Thầy tôi - thầy Tâm Hạnh bảo: biết tu trong khi ăn là mau đắc đạo nhất.
Chúa Jesus cũng thấu suốt chỗ huyền nhiệm của môn Thiền ăn này, nên Ngài nói: “này là mình ta, này là máu ta” (bánh và rượu) để chúc lành cho các môn đồ thọ dụng những thức ăn do Chúa rờ tay vào; thức ăn đã ngấm từ trường minh triết và từ ái (ngấm những rung động tinh tế) của Chúa, kích hoạt năng lượng của những người thọ dụng những thức ăn đó, được nâng cao chấn động lực, giúp thăng hoa đời sống tinh thần và mau liễu ngộ huyền cơ. Những người thọ dụng thức ăn như vậy thấy thân tâm lâng lâng khôn tả… vì niềm vui là nguồn năng lượng rất cần có để có thể vào thiền sâu xa… và không vào thiền sâu thì sự giác ngộ không thể xảy ra.
Khi ăn như vậy người ta mới có sức khoẻ thực sự, và thứ sức khoẻ này giúp ta mau hiểu điều Phật và các vị thánh hiền dạy. Thứ sức khoẻ này (loại tsức khỏe mà tiên sinh Ohsawa đã đưa ra gồm 7 điều kiện) giúp ta đạt được những nguyện vọng lớn nhỏ của cuộc sống…và đặc biệt giúp cho chánh niệm được mau khít liên tục.
Khi nhai kỹ, nhai lâu làm hai dây chằng trên sát hai bên trán bạn sẽ nổi gân lên, tác động lên dây thần kinh số 7, kích hoạt suy tư chân chánh (yoniso manasikara)…làm tăng trưởng trí phán đoán và thông minh.
Nhai kỹ làm tăng phẩm chất của nước bọt.
Chúng ta biết rằng nước bọt rất quan trọng cho sự tiêu hoá nhưng thực ra tác dụng tốt của nó còn hơn thế nhiều...Con người có 3 cặp tuyến nước bọt, và tất cả có 6 tuyến nước bọt. Các thức ăn khác nhau cùng các mùi vị khác nhau thu hút việc tiết nước bọt từ các tuyến khác nhau.
Các tuyến nước bọt mang tai nắm dưới hai tai, chúng to hơn các tuyến còn lại và tạo ra một số lượng lớn nước bọt. Khi chúng ta dùng răng để nghiền thức ăn, hai tuyến này tạo ra nhiều nước bọn dạng tyalin để tiêu hoá cácbonhydrat.
Muối và các vị đắng thích hợp với các tuyến này. Hai tuyến nước bọt này nằm ở hai bên hàm dưới: chúng tạo ra các nước bọt bổ trợ để tiêu hoá các thực phẩm có dầu và có vị chua và tiêu hoá thịt. Hai tuyến nước bọt phụ của lưỡi là nhỏ nhất, nằm ở dưới lưỡi chúng tiết nước bọt khi chúng ta ăn hoá quả và các đồ ngọt.
Nhai lâu trong chánh niệm làm cho tâm bạn lắng xuống, khí trở về nguồn (đan điền) một cách tự động không cần phải tác ý, không cần phải lấy ý dẫn khí... Thân tâm bạn sẽ được thư thái và giãn nở tối đa. Osho nói: Phật là trạng thái thư giãn hoàn toàn. Chúng sinh là các loại kiểu của căng thẳng.
Khí trở về nguồn thân tâm lắng dịu làm cho đầu óc càng sáng suốt minh mẫn và nhạy cảm, tinh tế… giúp đà cho thiền quán được tăng trưởng, tâm thực sự bén nhạy. Đây chính là trạng thái thiền sâu lắng. Vì thế tiên sinh Ohsawa nói: phương pháp của tôi cân bằng với phương pháp Thiền, là vậy.
Các tế bào từ gót chân lên đỉnh đầu đều biết ơn người nhai kỹ cơm lứt vô cùng, nếu bạn đủ nhạy cảm thì sẽ biết được điều này một cách trực tiếp.
Khi há miệng để nuốt thức ăn là cả thân và tâm đều mở ra để nạp năng lượng cho các tế bào thân thể và cho các thể năng lượng vi tế khác…cả thân và tâm đều tham gia sâu sắc vào tiến trình ăn. Đây chính là lúc tu mau đắc đạo, vì sao? Vì bạn sẽ quan sát được nhiều thứ trên thân và tâm và tự biết bạn rõ hơn lúc nào. Thân tâm lúc đó đều trở nên mong manh nên dễ “uốn nắn”. Nếu bạn có năng lực nội quán mạnh, bạn sẽ từ bỏ dễ dàng cái thế giới ảo vọng bên ngoài để tìm ra cái thế giới thực, ngôi nhà thực của tâm trí bạn. Nhai kỹ giúp ta được thư giãn nhiều nhất và sâu nhất.
Trong khi miên mật thực hành thiền quán ở các trường thiền lớn tại Miến, khi ăn uống là những khoảnh khắc mà thiền sinh dễ bị "trượt" nhất,vì sao? đây là lúc bản năng oanh tạc dữ dội nhất, và thiền sinh dễ bị mất chánh niệm nhiều nhất. Biết vậy thầy tôi "đá động" chuyện này nhiều nhất với tôi như là thầy có thần thông vậy. Và với kiến thức về ẩm thực cũng như hệ thống giáo lý của thầy tôi về thái độ đúng trong khi hành thiền, tôi đã vượt qua được những sự khó khăn và yếu kém của mình một cách dễ dàng.
Một lần chúng tôi tới thăm trường thiền U.Pandita là một trường thiền có tiếng về kỷ luật sắt nhất Miến Điện, tại nhà ăn hình tròn hai tầng rất đẹp và hoành tráng mà chúng tôi có dịp tới ăn 1 bữa cơm, trong khi ăn mỗi góc có một chư tăng đứng nhòm vào mặt từng người trong khi ăn,để giúp thiền sinh giữ được liên tục chánh niệm trong khi ăn để mau ngộ lẽ huyền vi.
Có một lần tôi cũng được báo tin là thầy tôi đứng từ xa nhìn tôi ăn uống và cô nữ tu ngồi cùng bàn thấy thế sợ quá bỏ chạy sang bàn khác ngồi.
Tôi được thầy tôi "chăm sóc đặc biệt" như vậy đấy. Một vài thiền sinh Việt Nam xì xào vào tai tôi: cô Trâm à, thầy đi theo sát cô từng bước... tôi lại càng giữ chánh niệm nhiều hơn. Và tâm tôi nó cũng vững chắc, ổn cố hơn...
Có những thiền sinh nhìn thấy bóng thầy từ xa đã lẻn đi chỗ khác và rất ngại gặp thầy.
Vì đúng như Osho nói: gặp thầy là mình chỉ thấy có mình "hiện lên" vì thầy là vô ngã, vậy bạn thấy gì khi gặp thầy là hoàn toàn do bản ngã tinh vi của bạn phóng chiếu...vì thế gặp thầy là bạn bị "soi gương" ngay, và thấy ra bản chất của tâm trí mình là điều đáng sợ nhất...
Tôi nhớ thời gian tôi dạy học môn toán. Học sinh nào học dốt là luôn luôn sợ và né tránh thầy cô...
Vì không biết tới một cách ăn nhai ngọt như đường này, con người mê mải lăn lộn tìm ngon ngọt trong mì chính và đủ thứ thực phẩm cao lương mỹ vị đắt tiền, để đánh mất sức khoẻ thật sự vào những thứ thức ăn “vẫy mời”… Nhai kỹ gạo lứt và các thức ăn thiên nhiên được nấu với kỹ thuật âm và dương làm cho thân tâm được thỏa mãn tối đa nhất, giúp đỡ thiền nhân và tất cả những ai mong muốn có sức khỏe thực sự bởi vì nó rất là ngon và bổ dưỡng.
Ở Nhật Bản, bạn phải trả những giá cao nhất để được ăn những loại thức ăn như vậy. Theo thuyết yoga, toàn bộ các tế bào đều mở toang ra để nạp năng lượng prana của vũ trụ thông qua thức ăn, thông qua sự nhai kỹ, nước bọt thấm đều từ từ vào hạt cơm lứt giúp nó chuyển hóa thành đường...,từng tế bào được nạp năng lượng một cách từ sẽ không gây sốc cho cơ thể, gạo lứt là thứ thức ăn thượng phẩm nhất tốt nhất cho con người bởi vì chỉ có duy nhất nó mới có nhiều thứ dinh dưỡng cần thiết cho con người đến vậy, và chỉ duy nhất nó đạt tỉ lệ âm dương quân bình lý tưởng cho ta. Nó giúp ta đắc lực nhất để có được thân và tâm đều ở mức “trung đạo” (quân bình âm dương) như lời Phật dạy. Nếu thân tâm không quân bình, bạn không thể nào đắc thánh quả vì trong 37 phẩm trợ đạo - lộ trình giải thoát giác ngộ, sẽ tới lúc bạn phải “quân bình “bala” - tức quân bình “ngũ lực”, (những danh từ chuyên môn của Phật giáo), nếu không quân bình được thì bạn không thể nào tiến hoá thêm lên được, và sự quân bình nào cũng không thể tách rời thân và tâm. Hiểu thấu tới chỗ này của Pháp hành, chúng ta thấy rõ được vì sao thức ăn đóng một vai trò quan trọng trong sự giải thoát giác ngộ cho con người. Thức ăn có thể nâng cao tần số rung động cho con người lên, hay hạ rung động của con người xuống vậy.
Một trong những lý do để tôi xiển dương pháp môn Thiền ăn là ngài trụ trì ở trường thiền của tôi ở Miến Điện là trường thiền Quán Tâm – là pháp môn tu khó nhất trong tứ niệm xứ: thân - thọ - tâm – pháp; hết tham mới niệm được thân, hết sân mới niệm được thọ, hết si mới niệm được tâm (Ngài thiền sư và ngài trụ trì là hai người khác nhau, ngài thiền sư là linh hồn của cả trường chuyên chăm lo cho sự tiến bộ của thiền sinh, và ngài trụ trì thì chăm lo đời sống và tổ chức…) béo mập thù lù; ngài mắc nhiều bệnh và tập yoga cũng không hết. Sau đó tôi có gửi ngài 2 quyển sách quí bằng tiếng Anh của ngành Thực dưỡng do ông Lương Trùng Hưng gửi về cho tôi. Tôi photo và gửi sang Miến. Sau đó ngài áp dụng gạo lứt và tôi trực tiếp hướng dẫn và nấu thức ăn cho Ngài trong hơn chục ngày… ngài bảo: trước thì không tin vào chữa bệnh bằng thức ăn, nay thì tin rồi. Nghe sư Thư kể lại trước huyết áp của ngài có chỉ số gì đó gần 300 sau đó, chỉ còn gần 200.
Như thế thiền và yoga cũng bó tay với nhiều loại bệnh tật trên thân thể … vì thế lúc đó mới thấy phương pháp Ohsawa thực dụng và thực tế biết bao.
Nguyễn Trường Thư - một Thạc sĩ kinh tế tốt nghiệp ở Canada (nay là ông sư Thư đang tu tập ở các trường thiền Miến Điện), sau khi biết cách sống vui, thốt lên với tôi: ăn thế này thì mỗi tháng chỉ hết 200 - 300. 000 ngàn đồng, mà lại có sức khoẻ. Thư làm một phép so sánh, và bảo: vậy thì tội gì phải vất vả kiếm tiền? và Thư còn nói thêm: bọn bạn em lao vào làm kinh tế, ăn nhiều thứ vào, đẫy bụng, làm cho bụng phát phì khi còn trẻ tuổi, đến khi bị bệnh thì đầu óc tứ tán hoảng hốt, ai bảo gì cũng nghe theo, không còn sự sáng suốt lưạ chọn cách chữa bệnh kỳ diệu thiên nhiên, mà lao vào những cách chữa rất tốn kém và ít hiệu quả…cuối cùng tiền kiếm ra chui hết vào việc chữa bệnh! Một thời gian ngắn sau, Thư đã không còn “hội nhập” nổi với cái nhóm bạn bát nháo trí thức kinh doanh đó nữa và bây giờ là sư Thư đã có đời sống tinh thần khoẻ mạnh vui vẻ. Sư Thư nói với tôi: cô Trâm ơi, đời sư chưa bao giờ lại được sung sướng như bây giờ (mặc dù đã đi một vòng thế giới!). Sư Thư được nhiều người thương quí và tôi chứng kiến Henrich - một người bạn Đức biết tiếng Việt sõi đã từng làm ở tổ chức Kinh tế châu Âu ở Hà Nội, Henrich than rằng có lúc được nghỉ cả 1 tuần mà không biết đi đâu. Henrich tu thiền Vipassana đã 15 năm. Thời tôi còn làm quán cơm chay Thiên nhiên, một nhóm bạn nước ngoài hay tới ăn cơm chay gạo lứt, tôi hỏi: có tu thiền không? họ bảo có tu Vipassana. Sư Thư lần đó chưa đi Miến bảo tôi (sư Thư làm cho một tổ chức phi chính phủ chuyên môn tiếp xúc với người nước ngoài): bọn tây nó hết sức cung kính và kính nể những ai đã sang Miến hành thiền Vipassana. Có một số người đã từng tu ở Miến thì bảo tôi: ở đó 6 tháng là đủ “tiêu chuẩn” về Việt Nam đi dạy thiền.
Tôi chứng kiến Henrich dana (làm phước - cúng dường) cho sư Thư tiền để tiện sinh hoạt. Sư Thư nói tiếng Anh như gió và giọng nói tiếng Anh chuẩn rất hay, được người nước ngoài phải khen ngợi. Sư Thư đã đọc dịch hai tác phẩm mới nhất của hai bậc thầy quán Tâm Miến Điện với giọng đọc được các sư cô hết sức hoan hỉ khen ngợi và cung kính cúng dường…
Những người đi dạy thiền ở các trung tâm thiền Vipassana của Mỹ, cũng còn phải sang Miến hành thiền với thầy tôi, vì trên thế giới chỉ còn một nơi duy nhất đó là có dạy thiền quán tâm. Khi tôi hỏi việc đi sang Thái Lan hành thiền minh tuệ sát thì sao? một người nói: nếu muốn có căn bản thì phải sang Miến!
Hiện nay những đĩa giảng về thiền quán tâm đó đã được Henrich mang về cho nhóm bạn thiền ở Hà Nội, mong rằng nó sẽ được áp dụng chính thực vào Thiền ăn, soi sáng giá trị của Zen macrobiotic, thực hiện lời của tổ tiên: học ăn, đúng như tiên sinh Ohsawa đã tiên đoán: Việt Nam sẽ trở thành cái nôi của phong trào macrobiotic trên thế giới. Hiện nay chúng ta đã có sách về điều này.
Ông Nguyễn Đức Chỉnh - một người Thực dưỡng lâu năm, đã từng nuôi vịt đẻ kể lại: trước đây vì không biết, cứ cho vịt ăn ốc đập dập, thấy bọn vịt ăn ốc lại tịt đẻ, trong khi bọn vịt ăn thóc lại mắn đẻ. Tôi liên tưởng tới phụ nữ Châu Âu rất khó sinh đẻ vì họ cũng ăn lắm thịt. Trong khi phụ nữ Châu Á ăn thóc gạo nhiều thì lại đẻ sòn sòn…
Biết tới “chỗ” huyền nhiệm này của đời sống, tiên sinh Ohsawa cho thành lập trung tâm “Toàn không” cho những người thơ ngây có đủ tiêu chuẩn để vào “nước trời” bởi họ đơn thuần như bé thơ khi thực hành nhai kỹ từ 120 lần trở lên. Cái kinh nghiệm nhai từ 120 lần trở lên sẽ giúp bạn thực chứng một kinh nghiệm quí: bạn không phải là cái bạn nghĩ…tâm bạn sẽ đơn thuần trở lại, đầu óc bớt suy nghĩ lung tung sai lầm… đây là con đường dẫn tới tự do vô biên, công bằng tuyệt đối và hạnh phúc vĩnh cửu.
Hãy làm cho bữa ăn thành có nghĩ lễ tâm linh, bởi thức ăn nuôi dưỡng sự sống cho bạn. Hãy biết ơn toàn bộ tồn tại này xuyên qua bữa ăn hàng ngày và hãy cầu nguyện và tri ân khi ăn…muốn nắm được bí quyết để có sức khoẻ thì chỉ ăn khi thấy đói. Để thấy được từng tế bào nhảy múa reo vui trong thân thể vì nó sắp được nạp năng lượng.
Các bước thực hành Thiền ăn:
Học hiểu về âm và dương mãi mãi không ngừng trong cuộc sống và nhìn mọi thứ dưới lăng kính âm và dương. Đây là lối suy tư chân chánh, giúp tâm trí đơn giản hẳn lại: gom muôn pháp trở về một pháp: âm và dương. Rồi tới một ngày bạn sẽ kinh nghiệm không còn âm dương nữa lúc đó mọi thứ tự nhiên, như nhiên, như là…đến chặng này là bạn đã trên đường trở về nguồn cội.
Biết nấu cơm lứt.
Nhai mỗi miếng ăn từ 120 trở lên, trong tư thế ngồi thẳng lưng, mắt nhìn xuống tâm đặt vào hàm nhai… và đếm miếng nhai…
Khi nào nhai thấy ngọt như đường thì chuyển sang quan sát thái độ của tâm khi nhai…
Đến một lúc bạn quan sát lại người đang quan sát thì bạn sẽ nhận ra bạn vốn không là ai như câu chuyện cổ tích về người khổng lồ một mắt: Ta không là ai cả.
Nhai kỹ giúp bạn mau có được thứ kinh nghiệm ta không là ai, vì không là ai nên khổ vui không còn chạm tới được….Bạn có thể tham khảo băng giảng, hay sách dạy thiền quán Minh Tuệ sát của các thiền sư Thánh tăng Miến Điện, để biết rõ hơn cách thực hành thiền quán. Áp dụng trong đời sống hàng ngày.
Chúc bạn thành công.
Thư viện

Tài liệu

Hình ảnh

Media

Sách
 
Cửa hàng THỰC DƯỠNG

Trà Mu
Gạo lứt rang
Gạo lứt nảy mầm rang ăn liền
Thức ăn quyết định số phận
Phương pháp Thực dưỡng Ohsawa

Số lượt truy cập
 259068