Tìm kiếm
 
 
Giới thiệu
Thiền
Thực dưỡng
Tin tức hàng ngày
 
   
 
Bài được quan tâm
Bước vào sơ thiền
Phương pháp Thực dưỡng là gì?
Thực dưỡng hiện đại (Lương Trung Hưng)
Tại sao Steve Jobs không chữa được bệnh ung thư?
Sự liên quan giữa thức ăn & số phận con người
Viên nang “PHỤC HỒI SINH LỰC”
Năng lực của sắn dây
Trí tuệ của tế bào
Bệnh suy thận
OHSAWA LÀ AI?
 
   
   
<<<Tháng Mười Hai 2024>>>
HBTNSBC
482526272829301
492345678
509101112131415
5116171819202122
5223242526272829
53303112345
 
Thiền là nghệ thuật nhìn tâm


THIỀN LÀ NGHỆ THUẬT NHÌN TÂM

NGỒI: Không niệm thầm, mà chỉ hay biết hoặc là ghi nhận từng đối tượng. Tất cả là đối tượng hay biết mà không đi vô chi tiết. Hãy mở cái tâm ra ghi nhận tất cả. Tâm hành giả rất là nhanh (dynamic). Khi phồng và xẹp, tất cả mỗi hiện tượng tới nó chạy khắp nơi. Hành giả ghi nhận ở 6 căn mà không vô chi tiết.

KINH HÀNH: Khi đi cũng giống như là khi ngồi. Không cần phải niệm thầm mà chỉ hay biết sự xúc chạm hoặc là cảm giác, hoặc cảm giác chuyển động ở chân. Khi suy nghĩ kịp thời ghi nhận sự suy nghĩ. Nếu cần tâm định, và nếu suy nghĩ quá nhiều hành giả có thể đi chậm. Khi định tốt hành giả có thể đi thong thả. Nếu hành giả đi quá chậm thì chỉ tốt ở khóa thiền mà thôi. Trong sinh hoạt hàng ngày hành giả phải tạo điều kiện áp dụng ở ngoài đời.

Từ sáng đến tối luôn luôn theo dõi tâm suy nghĩ hoặc là tư tưởng khởi lên. Đừng để tâm đi lạc ít nhất trong vòng 5 phút. Khi cảm thọ hoặc khổ, hoặc lạc, hoặc vô ký khởi lên thì có hai cách để chú niệm. Một là niệm xuyên thấu cho đến khi cái cảm xúc lên tới tột đỉnh rồi nó chấm dứt. Cách thứ hai là niệm tâm, thì hay biết trạng thái của tâm, diễn biến của cảm xúc và phản ứng của tâm cho tới khi cái đau biến mất thì tâm sẽ trở về đề mục. Cả hai cách niệm đều đi đến tâm xả.. Khi tâm sân nổi lên, hay biết cái lý do của sân. Khi ăn theo dõi vị xem tâm thích hay không thích. Chỉ theo dõi tâm liên tục vì tâm nó chạy nhiều nơi, hành giả sẽ thấy tác ý khởi lên tự nhiên. Cảm giác nào phát khởi thì tâm hay biết, không cần niệm tác ý. Tác ý tự nhiên nhảy cho mình thấy. Khi tâm suy nghĩ khởi lên cứ hay biết tâm suy nghĩ. Sau đó xem tâm sắp tới như thế nào cứ hay biết rồi theo dõi hay biết. Lúc đau có thể theo dõi đối tượng sau đó theo dõi tâm. Chánh niệm là chỉ hay biết thôi, chỉ còn có cái tâm biết, tâm không bám chỗ nào, nó luôn luôn thay đổi đó là thiền minh sát. Còn thấy dễ chịu hay không dễ chịu tức là còn bị dính mắc.

Lúc nào đau khổ, nhức, vui vẻ, buồn bực, bất toại nguyện là lúc càng nên hành thiền nhất.

Đức Phật dạy: Đừng tham, đừng sân, đừng si, mà chỉ hay biết thôi. Ví dụ như tâm bồn chồn, nóng nảy, bức rức, khó chịu là lúc hành giả phải tận lực chánh niệm. Tất cả đều do tâm tạo ra theo dõi tất cả các hiện tượng khởi trong tâm. Phải chấp nhận, học hỏi đến gần với tâm tham sân si để hiểu thực tướng của những tâm này. Phương cách để hay biết cảm xúc khi nó khởi lên: Hãy nhận diện nó, và chấp nhận nó, sau đó hay biết tỉnh thức đừng đồng hóa với mình. Thì cường độ cảm xúc sẽ giảm.

 

oOo

 

LÀM SAO ĐỂ BIẾT MÌNH TIẾN BỘ TRONG PHÁP HÀNH?

Theo ngài U Kundala có 3 cách:

·        Thứ nhất là xem đức tin, lợi lạc có được tiến bộ hay không.

·        Thứ hai là tinh tấn có thăng tiến hay không.

·        Thứ ba là kiên nhẫn có được càng ngày càng tăng trưởng hay không.

Tuệ giác như khí hậu bên ngoài, nó luôn thay đổi.

oOo

Theo ngài Shwe Oo Min có 4 yếu tố để xét:

·        Thứ nhất là hành giả càng thiền càng chân thật hơn.

·        Thứ hai là cuộc sống càng đơn giản hơn.

·        Thứ ba là càng ngày càng khiêm tốn hơn.

·        Thứ tư là tâm xả rất mạnh.

 

Thư viện

Tài liệu

Hình ảnh

Media

Sách
 
Cửa hàng THỰC DƯỠNG

Trà Mu
Gạo lứt rang
Gạo lứt nảy mầm rang ăn liền
Thức ăn quyết định số phận
Phương pháp Thực dưỡng Ohsawa

Số lượt truy cập
 325716