Tìm kiếm
 
 
Giới thiệu
Thiền
Thực dưỡng
Tin tức hàng ngày
 
   
 
Bài được quan tâm
Bước vào sơ thiền
Phương pháp Thực dưỡng là gì?
Thực dưỡng hiện đại (Lương Trung Hưng)
Tại sao Steve Jobs không chữa được bệnh ung thư?
Sự liên quan giữa thức ăn & số phận con người
Viên nang “PHỤC HỒI SINH LỰC”
Năng lực của sắn dây
Trí tuệ của tế bào
Bệnh suy thận
OHSAWA LÀ AI?
 
   
   
<<<Tháng Tư 2024>>>
HBTNSBC
1325262728293031
141234567
15891011121314
1615161718192021
1722232425262728
18293012345
 
Vài nét về phong trào Thực dưỡng Ohsawa

Nhà Ohsawa - trung tâm của pp Thực dưỡng Việt Nam
Phương pháp Ohsawa ngày nay đã được nhiều người biết tới như một giải pháp về ăn uống cho xã hội hiện đại và nhất là cho những ai đang muốn có sự tiến hoá tâm linh...

     Phương pháp OHSAWA căn bản là sử dụng gạo lứt muối vừng,  từ khi Giáo sư OHSAWA và phu nhân từ Nhật Bản đến thăm và thuyết giảng cho một nhóm người chuyên sử dụng gạo lứt ở Huế và Sài Gòn vào năm 1964. OHSAWA  đã cảm ứng nhận định rằng Việt Nam sẽ trở thành cái nôi của phong trào Macrobiotic trên thế giới. Trước giải phóng đã có tạp chí chuyên ngành Thực dưỡng "Sống vui" và nhiều sách báo căn bản về Thực dưỡng được xuất bản, đồng thời một số quán cơm gạo lứt cũng được mở ra phục vụ người có nhu cầu và là các nguồn bán thức ăn dưỡng sinh tin cậy, tập hợp sách báo phổ biến phương pháp "gạo lứt muối mè". Nhiều cơ sở đến nay vẫn  hoạt động và phát triển: Đó là nhà Ohsawa - The Macrobiotic Center of Vietnam, tại 390 Điện Biên Phủ, Q. Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh: Đây là nơi hướng dẫn thực hành phương pháp Thực dưỡng (có sách báo và thức ăn dưỡng sinh).

    Ông bà Ngô Thành Nhân là một cặp vợ chồng tích cực nhất trong  phong trào phát triển Thực dưỡng ở Việt Nam, ông bà đã được Giáo sư OHSAWA truyền cho toàn bộ phương pháp Thực dưỡng, đồng thời giao toàn quyền xuất bản hơn 300 cuốn sách của  OHSAWA.          
     Ông Ngô Thành Nhân vốn là chủ nhà in Anh Minh, khi được giác ngộ phương pháp Thực dưỡng đã biến nhà in của mình thành nơi phổ biến chính thức của phong trào Thực dưỡng; và đồng thời làm chủ quán ăn Dưỡng sinh theo phương pháp OHSAWA.

    Phong trào gạo lứt đã dấy lên và thực sự đem lại niềm vui sống cho nhiều người. Có người đã coi phương pháp OHSAWA là sự nghiệp chính của đời mình như bác Nguyễn Văn Sáu, chị Phạm Thị Xuyên...

   Ở miền Bắc phong trào gạo lứt chính thức được phổ cập do Đại Tá Bác sĩ Lê Minh, nguyên Viện trưởng Bệnh viện Phòng không Không quân, nguyên là chủ nhiệm khoa Y học dân tộc ở Viện 108 (hiện là chủ nhiệm CLB Thực dưỡng Cung Văn hoá Lao Động TPHCM) đã đi thuyết giảng và nói chuyện ở Câu lạc bộ Thăng Long (Hà Nội), Câu lạc bộ Bạch Đằng (Hải Phòng) và trong từng nhóm nhỏ tại các gia đình bè bạn từ những năm 1982,1983... Tuy nhiên ở Hà nội cũng đã có một nhóm người áp dụng gạo lứt và chép tay  những quyển sách nói về phương pháp này như quyển: Tân dưỡng sinh của GS OHSAWA...  Sau đó  một số người trong số chúng tôi có cơ duyên được gặp bà Diệu Hạnh là vợ của ông Ngô Thành Nhân, đến tận nhà chỉ dạy cho cách nấu ăn theo phương pháp OHSAWA.

      Năm 1986, trường tôi dạy là trường văn hoá quân đội, kỳ nghỉ hè   tôi vào thành phố Hồ Chí Minh sau một đợt “thực tập” nhịn ăn đầu tiên trong đời rất thành công. Lần đó tôi nhịn được 6 ngày để chữa dịch đau mắt đỏ. Sự kỳ diệu về thân tâm sau đợt nhịn ăn làm cho tôi thấy tác dụng của phương pháp nhịn ăn, và tôi đã được gia đình bác Ngô Thành Nhân chỉ bảo cho về phương pháp Thực dưỡng. Anh Ngô ánh Tuyết là truyền nhân của gia đình đã chỉ bảo cho tôi nhiều điều và dẫn tôi đi thăm tất cả các cơ sở sản xuất  thức ăn dưỡng sinh, cũng như thăm nhóm anh chị em sử dụng gạo lứt của thành phố Hồ Chí Minh.

    Anh Tuyết đã huấn luyện cho tôi hiểu ra rằng mình không là gì, không là ai...Với một người quen đứng trên bục giảng cho học viên toàn là hạ sĩ quan như tôi vào những năm 1986, việc "hạ mình" làm tương, rang bột... bếp núc - gái đảm... cũng không phải là chuyện dễ làm. Mỗi lần tôi gặp phiền não là anh lại khoái chí “chúc mừng” tôi, làm cho tôi ngạc nhiên đến đỗi trong tích tắc phiền não bỗng biến khỏi đầu tôi và tôi lại có thể cười vô tư. Sau này tự tôi coi anh như người thầy về Thực dưỡng. Anh dạy tôi theo cách mà mỗi người phải tự học, tự mình tìm hiểu và khám phá mọi thứ về con người và thiên nhiên, dù là những nét khám phá rất thường mà có kết quả cũng vui sướng lắm rồi.

   Theo giáo sư OHSAWA, “thức ăn hàng ngày” là tất cả những gì theo nghĩa rộng được hấp thụ trong các điều kiện thiên nhiên như tia vũ trụ, năng lượng mặt trời, năng lượng mặt trăng, điện từ trái đất, âm thanh, hình ảnh, không khí, nước, chất khoáng, rau củ, thịt cá v.v...Những thức ăn này vào cơ thể ta bằng nhiều cách: qua da, qua hệ thần kinh, qua tai, mắt, mũi, miệng v.v...và cùng tác động đến sức khoẻ và đời sống con người. Trong số thức ăn đó thì thức ăn đặc và lỏng qua miệng là quan trọng hơn cả, vì chúng không những trực tiếp cung cấp năng lượng để tạo nên cơ thể, nuôi dưỡng và đổi mới thường xuyên các tế bào (kể cả tế bào não và hệ thần kinh), mà còn là loại thức ăn dễ kiểm soát, dễ sử dụng trong việc xây dựng sức khoẻ theo ý muốn của ta (hoặc phá hoại sức khoẻ với những người vô tình kém nhận thức về ăn, uống). Do đó trong bất cứ phương pháp y học dưỡng sinh nào, nếu không lưu tâm đến vấn đề ăn, uống đúng đắn - theo giáo sư OHSAWA là ăn, uống không đúng trật tự của vũ trụ tức thiên nhiên - thì chẳng có hiệu quả rốt ráo, ngược lại còn có hại là khác. Giáo sư OHSAWA đã đưa ra một phương pháp y học dưỡng sinh gọi là THựC DƯỡNG MACROBIOTICS. Theo ông, điều quan trọng nhất trong dưỡng sinh là có một quan niệm sống đúng đắn dựa trên sự hiểu biết (hoặc trực giác) về trật tự của vũ trụ cùng mối liên hệ mật thiết giữa thiên nhiên với sự sống và sức khoẻ của con người. Quan niệm sống này sẽ sinh ra cách ăn, uống đúng đắn giúp chúng ta có  một sức khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần.

   Có lần anh Tuyết hỏi tôi: Trâm có thể biến kẻ thù thành bạn trong bao lâu? Câu hỏi của anh trở thành công án suốt đời tôi. Đến khi tôi gặp nhà thơ Vương Từ là một người kinh nghiệm về Thực Dưỡng đã giúp tôi sáng tỏ vấn đề và hiểu tinh hoa của phương pháp Thực dưỡng chính là ở khả năng chuyển hoá (transtmuting). Thứ năng lực tự thân này mới là cái vốn để cho mình có thể sống vui ngay tại đây và bây giờ - cái vốn tinh thần này không ai cho chúng ta được. Người thầy giỏi là người thầy chỉ cho chúng ta cách thức để chúng ta biết "chỗ" khai thác cái thứ năng lực vốn có sẵn trong mỗi chúng ta. Một lần khác tiếp xúc với những người kinh nghiệm, họ còn trắc nghiệm tôi về kiến thức âm và dương, anh hỏi: Gạo lứt và gạo trắng, gạo nào dương hơn gạo nào? Tôi trả lời: Gạo lứt dương. Hoá ra không phải, gạo trắng dương hơn gạo lứt, theo định lý thứ 12 của triết thuyết OHSAWA. Và họ giải thích cho tôi vì  sao lại thế, và làm thế nào để ta ăn uống được quân bình...

     Năm 1988 nhóm Dưỡng sinh trực thuộc CLB Thăng Long do Bác Sĩ Phạm Gia Lăng làm nhóm trưởng, đã xúc tiến mở quán Dưỡng sinh đầu tiên ở Hà Nội, do cha tôi tên là Phạm Long nguyên là cán bộ nhà nước hưu trí đảm trách nhiệm  chủ quán, ở đó có bán gạo lứt muối vừng, các thức ăn dưỡng sinh, nổi tiếng nhất có tương cổ truyền (loại tương lâu năm), các loại sách báo Thực dưỡng và có sách hướng dẫn chữa bệnh theo phương pháp OHSAWA. Khai trương quán này là một ngày đẹp trời cuối thu, có sự chứng minh của nhiều cao nhân như  cố Thượng toạ Thích Tâm Cẩn trụ trì chùa Một Cột, Bác sĩ Phạm Gia Lăng, GS TS Nguyễn Hoàng Phương... Sau này quán Dưỡng sinh chuyển về bán tại nhà, lấy tên là Nhà Thực dưỡng tại A6 - P7, Yên Lãng, Đống Đa, Hà nội (nay đổi thành 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I, Đống đa, Hà Nội).

    Mười năm sau - 1998 tôi liều mình khám phá cách sống mới: mở quán ăn Thực dưỡng theo phương pháp OHSAWA tại xóm nghèo đường Thái Hà và được sự giúp đỡ bởi các bạn gần xa hỗ trợ, nhất là cô Tạ Thị Lý, cô Thành, bạn Thanh, chị Phượng... tôi mở lớp dạy nấu ăn Thực dưỡng miễn phí tại quán, và đưa ra chương trình ăn uống, học tập với tinh thần vui sống, được các bạn trẻ rất nhiệt tình hưởng ứng, điển hình nhất là bạn Ngô Minh Châu, sinh năm 1973, hoạ sĩ thiết kế; bác sĩ Nguyễn Tấn Lâm, sinh năm 1971... là những bạn trẻ sớm giác ngộ sự sống vui về nguyên lý Thực dưỡng của ông bà mình qua con đường Thực dưỡng truyền thống, đó là những hạt nhân của nhóm bạn trẻ ngày càng  đông vui hơn ở quán ăn. Các bạn trẻ thường tổ chức sinh nhật ăn chay theo Thực dưỡng,  những lần như thế là dịp để mời phụ huynh và các bạn hữu tham dự,  mọi người cảm thấy ở đó có thứ tình bằng hữu và cảm thông.

    Càng ngày càng thêm nhiều bạn trẻ giác ngộ cách sử dụng gạo lứt, tôi như được tiếp thêm sức mạnh và hiểu ra rằng phương pháp OHSAWA thực sự đã đến được với đúng đối tượng nó cần, mà không phải chỉ khi người ta bị bệnh quá nặng do bệnh viện trả về vì hết phương cứu chữa, chính lúc ấy người ta mới tìm về gạo lứt như bấy lâu nay, mặc dù ta không thể phủ nhận khả năng chữa bệnh kỳ diệu của phương pháp Thực dưỡng. Điều này đúng như ước mong của GS.OHSAWA nói về phương pháp gạo lứt. Ông nói phương pháp này không phải là phương pháp đối chứng trị liệu mà là phương pháp giáo dục con người thông qua ăn và  uống, đúng y như tri thức của người xưa đã dạy.

    Hiện nay có các cơ sở bán thức ăn dưỡng sinh tin cậy ở nhiều nơi, điển hình là Nhà OHSAWA như đã nêu ở trên, tiếp đến là Nhà Thực dưỡng tại Hà nội và hai cơ sở khác ở TP HCM 198/58 Đoàn Văn Bơ Q4 và 221 Ngô Gia Tự, Quận 10.

     Tại Hà Nội cũng đã có những cơ sở sản xuất  thức ăn Dưỡng sinh tin cậy, độc đáo nhất là người ta đã phục hồi được nguồn gạo nếp lứt đỏ để làm tương và Misô rất ngon, ngọt và bổ hơn hẳn loại tương và misô làm bằng gạo nếp lứt trắng, mà không đâu có. Mặt khác Hà Nội cũng tìm ra được nguồn chè Bancha Shan tuyết (một loại chè sạch nổi tiếng thế giới chỉ có ở bốn nước trong đó có nước ta), trà là loại thức uống căn bản có vị thơm ngon và bổ dưỡng không làm mất ngủ, được người dùng ưa chuộng. Tại Bãi giữa sông Hồng chúng tôi cũng đặt được rau sạch để dùng, có một số loại thức ăn thiên nhiên đã được ưa chuộng rất nhiều như Tekka, bánh phở gạo lứt làm từ bột gạo khô theo kiểu mới không bị mất chất và âm hoá qua việc ngâm nước, bánh phở khô rất thơm ngon...

     Không như ở miền Nam, chỗ nào cũng có thể có gạo lứt đỏ 6 tháng (là loại gạo dương nhất) để dùng. Miền Bắc chỉ có gạo lứt trắng và là loại gạo 3, 4 tháng. Riêng gạo tám thơm là loại gạo 6 tháng thì khá hiếm. Vì thế tại Hà nội hai, ba năm nay thường xuyên có gạo lứt đỏ ở Nhà Thực dưỡng để phục vụ cho bà con. Tại Hà Nội ngày nay có thể dễ dàng kiếm gạo lứt ở bất cứ đâu. Từ siêu thị cho tới các chợ bình dân.

      Cuối năm 2000 những bậc đàn anh về thực dưỡng là vợ chồng anh chị Lương Trùng Hưng là Việt kiều ở Úc tới thăm nhóm bạn trẻ gạo lứt Hà Nội và cùng chúng tôi trao đổi, học tập kinh nghiệm trong bầu không khí thân mật, bổ ích. 

     Sau nhiều năm chúng tôi đã nối cầu thông tin với các bạn Thực dưỡng khắp nơi trên thế giới và được cung cấp cho nhiều thông tin, đặc biệt là sự tin yêu của Nhà OHSAWA tại thành phố Hồ Chí Minh cùng sự ủng hộ nhiệt tình của các bạn gạo lứt bốn phương và địa chỉ của phong trào Macrobiotic trên Internet làm cho chúng tôi càng thêm phấn khởi.

      Hiện nay các thành phố lớn của nước ta có nhiều người và cả nhiều kiều bào ở nước ngoài đều áp dụng phương pháp Thực dưỡng, có các gia đình cả nhà áp dụng Thực dưỡng và những gia đình này sẵn sàng mở rộng vòng tay chào đón các bạn Thực dưỡng các nơi.

     Thú vị nhất là những người đàn anh đàn chị của phong trào Thực dưỡng đều là những người rất giỏi về các hiểu biết liên quan đến tư tưởng và các khoa học xã hội một cách thấu đáo. Điều này làm cho tôi nghĩ rằng gạo lứt và triết thuyết OHSAWA chắc chắn là một trong những phương tiện tốt nhất để người ta trở nên thâm ngộ như thế. Ngoài ra phương pháp OHSAWA cũng đã được ngầm hiểu rằng nó đã được truyền thừa như bất cứ một dòng truyền thừa nào; điều này giải thích được vì sao nhiều người đã coi phương pháp OHSAWA như một phương pháp đối chứng trị liệu - ăn để khỏi bệnh và tăng cường sức khoẻ đơn thuần, mà rất ít người nắm được cái thần của phương pháp Thực dưỡng và càng không mấy ai hiểu được nó là khởi đầu của tình yêu hoà bình và công chính trên trái đất, nó giúp  con người tăng trưởng trí phán đoán -  một trong những thứ vốn quí nhất của con người.

     Nhờ những duyên lành hội tụ, tôi đã được sáng tỏ về đạo lý sống của ông bà mình. Sở dĩ tôi không gọi là Cha Ông mình như nhiều người thường dùng từ theo thói quen, vì cha ông là hai giống đực, toàn dương. Theo quan điểm Thực dưỡng thì không có gì thuần dương hay thuần âm ở trên thế giới này mà tồn tại và phát triển được cả. Vì thế chúng tôi đã gọi là  Thực dưỡng là “Đạo” của ông bà mình.

    Học ăn, học nói, học gói, học mở  với nền minh triết thâm thuý về “Đạo ăn và uống” truyền thống Việt Nam : “Cơm tẻ là mẹ ruột” thật đáng vào bật nhất trong các dân tộc thịnh hành lúa nước: Muốn được làm vua, ngoài những điều kiện thông thường, còn phải là người nấu ăn giỏi nhất như sự tích bánh Chưng bánh Dày đã chứng minh về vua Hùng Lang Liêu - một người kế ngôi cha bằng chính sự sáng tạo trong phép nấu ăn. Như vậy chúng ta cũng thấy một câu nói hiện đại của GS OHSAWA: Ăn đúng sẽ suy nghĩ đúng và hành động đúng.

    Nhờ nhận thức này tôi cũng rất thú vị khi biết tổng thống Bill Clinton cũng là người nấu ăn giỏi. Những người nấu ăn giỏi toàn là những người thông tuệ, không có trường hợp ngoại lệ; chẳng thế mà trong các đình, đền, chùa từ xa xưa, người giác ngộ nhất nhì chùa là người đảm trách nấu ăn. Việc hiểu biết về thức ăn đúng đắn phù hợp cho con người và biết coi nhà bếp là nhà bào chế thuốc, cũng như biết một cách rõ ràng chắc chắn là miếng ăn thức uống có thể giúp con người tiến hoá thực sự, là một trong những giúp ích lớn nhất cho công cuộc ổn định trật tự sinh học và phát triển của con người trên trái đất từ ngày xưa, hôm nay và mai sau.
     Hiện nay chúng tôi đã cùng nhau làm sống lại bầu khí Thực dưỡng tại quán chay thiên nhiên; lần "Tái xuất giang hồ" này của tôi có nhiều "cải biên" cho hợp trật tự vũ trụ... cái điều mà tôi làm theo duyên cảm nhận từ những gì xảy ra theo đạo đức ông bà: học ăn!

* Macrobiotic: Là từ ghép của hai từ Macro tức là lớn, vĩ đại. Biotic là sinh vật. Còn trong từ điển tiếng Anh Macrobiotic có nghĩa là  phương pháp  ăn uống theo thiên nhiên để có cuộc sống lành mạnh.

Thư viện

Tài liệu

Hình ảnh

Media

Sách
 
Cửa hàng THỰC DƯỠNG

Trà Mu
Gạo lứt rang
Gạo lứt nảy mầm rang ăn liền
Thức ăn quyết định số phận
Phương pháp Thực dưỡng Ohsawa

Số lượt truy cập
 267829